Sự khác nhau giữa máy giặt công nghiệp đế mềm và đế cứng

Máy giặt công nghiệp hiện nay hầu như được phân loại theo 02 loại thiết kế về đế đó là: máy giặt công nghiệp đế mềm và đế cứng. Vậy 02 loại đế này có những ưu - nhược điểm gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Ngày nay, máy giặt công nghiệp được phân chia theo nhiều kiểu như: lồng ngang - lồng nghiêng - lồng đứng, hay giặt khô - giặt ướt... Nhưng phần lớn đều dựa vào đế để phân loại máy giặt công nghiệp. Mỗi loại đế cứng hay đế mềm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì thế, người mua nên hiểu rõ hơn về 2 loại đế này để có những kiến thức nhất định khi tìm mua loại máy giặt công nghiệp này.

Máy giặt công nghiệp đế mềm không cần đổ bệ bê tông

1. Máy giặt công nghiệp đế mềm:

Đặc điểm: Máy giặt công nghiệp đế mềm là lồng giặt được đặt trên hệ thống lò xo, pít tông hoặc bóng hơi ở dưới và lò xo treo ở trên. Với thiết kế này, khi lồng giặt khi quay, vắt sẽ không phát ra tiếng ồn hay bị rung lắc mạnh. Lực tạo ra trong quá trình rung lắc sẽ được truyền động xuống mặt đất.

Ưu điểm: Với dòng máy giặt công nghiệp đế mềm, việc lắp đặt rất nhanh chóng và dễ dàng, hiệu quả vận hành cao.

- Máy giặt công nghiệp đế mềm không cần đổ bệ bê tông, bỏ qua nhiều hạng mục như khoan vít, cố định máy.

- Máy giặt công nghiệp đế mềm phù hợp cho việc đặt trên tầng cao của các tòa nhà.

- Độ rung lắc và ồn của dòng máy này nhỏ.

- Tốc độ vắt cao, gấp 1.5 - 2 lần so với máy giặt công nghiệp đế cứng. Do đó, đồ vải sử dụng máy giặt công nghiệp đế mềm sẽ nhanh khô hơn, tốn ít thời gian sấy hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Máy giặt công nghiệp chân mềm


2. Máy giặt công nghiệp đế cứng:

Đây là dòng máy có nhiều người lựa chọn do có thiết kế đơn giản. Thiết kế của dòng máy giặt này là lồng máy được treo trên khung máy giặt có thiết kế chữ A hoặc H. Khi sử dụng, lực vắt của máy sẽ được truyền động qua chân đế, xuống nền móng của khung máy. Do đó, đòi hỏi nền móng vững chắc, thiết kế đúng chuẩn, tránh tình trạng máy bị nhổ lên khi vắt ở tốc độ cao.

Đặc điểm: Máy được kê trên mặt phẳng vững chắc, thường là bệ bê tông từ 5-10cm, tùy công suất máy. Để cố định máy, nhân viên lắp đặt thường bắt chốt chân cố định. Lực vắt của dòng máy giặt công nghiệp đế cứng thường là 200G trở xuống, nên tốc độ vắt cũng hạn chế hơn so với máy giặt công nghiệp đế mềm.

Ưu điểm: 

- Với dòng máy giặt công nghiệp đế cứng thì có kết cấu đơn giản nên những sự cố hỏng hóc liên quan tới hệ thống điện, điều khiển hay cảm biến sẽ ít xảy ra hơn.

 Máy giặt công nghiệp chân cứng

- Chi phí cho dòng máy giặt công nghiệp đế cứng sẽ thấp hơn dòng máy giặt công nghiệp đế mềm.
Trên đây là sự khác nhau cùng những ưu điểm của từng dòng máy giặt công nghiệp đế cứng và đế mềm. Nếu khách hàng muốn biết rõ hơn về các dòng máy giặt, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt máy giặt công nghiệp uy tín - chất lượng hàng đầu theo hotline: 0936.231.598 Mr An.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét