NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ GIẶT KHÔ

Trong một xưởng giặt là chuyên nghiệp, giặt khô là một phần công việc hết sức quan trọng trong các giai đoạn xử lý đồ.
Sơ lược các giai đoạn xử lý trong xưởng giặt chuyên nghiệp

Việc thiết kế, bố trí vị trí đặt thiết bị, thiết bị phụ trợ cũng cần có khoa học, giúp thuận tiện cho quy trình làm việc trong xưởng giặt là. Những khu vực chính trong xưởng giặt là chuyên nghiệp bao gồm:
- Khu vực nhận đồ và phân loại đồ
- Khu vực tẩy điểm
- Khu vực giặt ướt
- Khu vực giặt khô
- Khu vực sấy khô
- Khu vực là, ủi phẳng
- Khu vực gấp đồ, đóng gói
- Khu vực lưu trữ
Một mẫu thiết kế cho xưởng giặt là


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ GIẶT KHÔ:
* Quy trình giặt khô
Quy trình hoạt động của thiết bị giặt khô
Cách phân biệt các loại vải dùng cho giặt khô

* Hiểu biết ký hiệu trên quần áo
* Hóa chất tẩy điểm trong giặt khô

I. QUY TRÌNH GIẶT KHÔ


Khi bạn đưa quần áo của bạn cho các cửa hàng giặt khô, các nhân viên sẽ phân loại quần áo và chon một quy trình giặt phù hợp với từng loại chất liệu quần áo khác nhau.
Quần áo của bạn đi qua các bước sau:

1. Gắn mác và kiểm tra:

 Gắn thẻ bằng thẻ giấy nhỏ hoặc nhãn nhỏ được viết trên cổ áo sơ mi, để quần áo của bạn không bị trộn lẫn với quần áo của những người khác. Quần áo cũng được kiểm tra các chi tiết như thiếu nút, sút chỉ, các vết trầy…

Bộ dụng cụ gắn mác

2. Tiền xử lý: 

Các vết bẩn trên quần áo của bạn sẽ được tiến hành “tẩy điểm” những vết bẩn nhỏ như mực bút bi, vết dầu mỡ... Và các vết bẩn khó giặt sẽ được xử lý trước để việc giặt dễ dàng và hoàn chỉnh hơn.


Máy tẩy điểm cùng nồi hơi phụ trợ

3. Giặt khô: 

Quần áo sẽ được đưa vào trong một máy giặt với trọng lượng vừa đủ với công suất của máy và làm sạch với một dung môi khác với nước. Thiết bị sẽ tự động cấp dung môi, hóa chất và tiến hành giặt như máy giặt thông thường. Quần áo sau từ 2 – 5 quy trình giặt (tùy theo chương trình giặt cho loại đồ vải cụ thể) sẽ được xả và vắt, sau đó sấy khô để bay hết dung môi trước khi đưa ra là và thổi để “hồi sinh” form chuẩn ban đầu của đồ giặt.

Máy giặt khô HS Cleantech Hàn Quốc

Tại Việt Nam, máy giặt khô công nghiệp được sử dụng phổ biến là máy giặt khô HS Cleantech nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc do The One Việt Nam nhập khẩu và phân phối. Bác bạn có thể tìm hiểu thêm về máy giặt khô qua video dưới đây:



4. Kiểm tra vết bẩn còn sót lại:

 Quần áo của bạn sẽ được kiểm tra sau khi quá trình làm sạch được hoàn tất để xem nếu vết bẩn vẫn còn sẽ được xử lý để loại bỏ. Tuy nhiên luôn luôn có một phần trăm nhỏ các vết bẩn cứng đầu khó có thể loại bỏ hoàn toàn được.

5. Kết thúc:

Bao gồm là, gấp, đóng gói và sửa chữa các vấn đề cần thiết để khôi phục lại quần áo.

II. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ GIẶT KHÔ:

Tất cả các máy giặt khô cơ bản giống nhau về chức năng và nguyên tắc hoạt động:
Quần áo được xoay trong lồng giặt với một dòng chảy liên tục của dung môi sạch từ các máy bơm và hệ thống lọc. Dung môi được xịt vào giỏ và buồng liên tục để ngâm và giặt quần áo. Dung môi bẩn được bơm liên tục qua bộ lọc và tái lưu thông. Bụi bẩn sẽ mắc lại trong các bộ lọc.
 Quần áo sau khi ra khỏi máy sẽ được hoàn thiện bằng các loại máy khác như cầu là dập, cầu là nấm, cầu là cuff, former… để tạo dáng và đưa dáng quần áo về đúng chuẩn ban đầu, mang lại phong cách cho người mặc.

1.Dung môi sử dụng trong giặt khô là Hydrocarbon, có 2 loại công ty đang phân phối:

- Isopar I:

Hóa chất giặt khô Isopar I
- Exxsol D40:
Hóa chất giặt khô Exxsol D40:



2.Những loại vải phải giặt khô.


Giặt khô từ lâu đã trở thành 1 phương pháp giặt thay thế cho giặt nước đối với một số loại đồ giặt, có rất nhiều nguyên nhân để quần áo phải giặt khô trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
+ Loại vải nhạy cảm với nước:Có một số loại đồ vải rất nhạy cảm với nước nghĩa là không thể chịu được điều kiện giặt máy thông thường. Với những loại chất liệu này nhất thiết phải giặt khô hoặc không phải được  giặt tay nhẹ nhàng với loại hóa chất đặc biệt không chưa xút và các loại chất tẩy.
Phai màu lên đồ trắng là ác mộng khi giặt tẩy, nguyên nhân của sự phai màu này chính là một số loại quần áo được lên màu bằng các loại chất nhuộm gốc nước sẽ rất dễ bị phai trong nước và bám lên những bề mặt vải sáng màu, tuy nhưng những chất nhuộm này lại khá bền khi giặt trong dung môi giặt khô và giúp quần áo giặt khô ít bị bạc.
+ Vấn đề co-rút vải:
Một số loại chất liệu chứa các sợi được làm từ lông hoặc sợi gốc động vật như len, tơ tằm..do cấu trúc sợi vải nên khi giặt trong nước sẽ dễ bị co, rút hoặc dão và nhăn.
+ Chất lượng đồ giặt:
Giặt khô mang đến sự hoàn hảo cho chất liệu vải và giúp giữ chất lượng và hình dáng đồ giặt như ban đầu. Trong thực tế để tạo kiểu dáng, giữ nếp và độ cứng của các loại quần áo mới, người ta thường phủ một lớp “hồ” đặc biệt , tuy nhiên khi giặt nước những lớp “hồ” này thường bị hòa tan trong nước làm mất đi kiểu dáng ban đầu và theo đó dần dần làm mất đi form dáng quần áo. Điều này rất ít khi xảy ra khi giặt khô. Giặt khô giúp bảo toàn quần áo như ban đầu và đặc biệt giữ bền màu sắc lâu hơn.
Ngoài ra ví dụ khi giặt áo lông vũ, giặt nước dễ khiến các mảng lông bên trong áo vón lại với nhau, theo thời gian áo mất dần độ xốp và nếu phơi trong thời tiết ẩm hoặc phơi không khô kỹ, sau một thời gian sẽ làm áo có mùi hôi.

III. CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI DÙNG TRONG GIẶT KHÔ

1.Vải bông (cotton)

Vải bông được dệt từ sợi bông và thường được ngâm cho co trước khi may thành quần áo, do vậy, việc giặt giũ loại vải này khá đơn giản. Bạn có thể giặt bằng máy với nước ấm hoặc lạnh và các loại chất tẩy đa dụng.

Vải cotton

2.Vải sợi tổng hợp

Các loại vải polyester, nylon, spandex, acrylic và acetate không co rút và sẽ dễ dàng tẩy sạch các vết bẩn gốc nước. Hầu hết các loại vải này có tĩnh điện và có thể tạo nên các nếp nhăn vĩnh viễn trong quá trình sấy nóng, do vậy hãy làm khô ở nhiệt độ bình thường đến thấp. Bạn có thể giặt máy bằng nước ấm với chất tẩy đa dụng.

Vải sợi tổng hợp

3.Len và sợi hữu cơ (lông thú)

Các loại vải dệt từ lông thú như cừu, dê thường rất bền, nhưng rất dễ bị co rút ở nhiệt độ cao, vậy nên hãy tránh giặt nóng và sấy quần áo, vật dụng từ loại vải này. Bạn nên giặt khô hoặc giặt tay với nước lạnh và chất tẩy nhẹ, sau đó phơi khô chứ không sấy.

Vải len

4.Lụa tơ tằm

Được dệt từ những sợi tơ hữu cơ từ con tằm, loại vải sang trọng này được hồ cứng và nhuộm màu. Vải lụa đòi hỏi sự chăm sóc tương đối cẩn thận và cầu kỳ để giữ được chất lượng vải cũng như màu sắc. Bạn nên giặt tay nhẹ nhàng với dầu gội đầu dịu và phơi khô tự nhiên trong bóng râm.

Vải lụa tơ tằm

5.Tơ nhân tạo (rayon)

Vải tơ nhân tạo được làm từ bột gỗ qua xử lý hóa chất. Với đặc tính mịn, mát và thoải mái, loại vải này được xem là vải bán tổng hợp. Vải tơ nhân tạo khi giặt có thể bị loang màu, co rút, hoặc mất độ sắc sảo của vải. Bạn nên giặt khô hoặc giặt tay nước lạnh với chất tẩy nhẹ và phơi khô tự nhiên.

Vải tơ nhân tạo

6.Vải lanh (linen)

Loại vải được dệt từ sợi lanh, được hồ cứng để tạo độ đanh và sắc sảo cho vải. Vải lanh rất dễ nhăn và cần phải ủi; đặc tính vải nhẹ và mát. Nên giặt khô hoặc giặt nước lạnh với chất tẩy nhẹ, phơi khô tự nhiên.
Vải linen

IV. HIỂU BIẾT CÁC KÝ HIỆU TRÊN QUẦN ÁO

Bạn đang bối rối trước những ký hiệu trên nhãn mác quần áo? Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những ký hiệu này để tránh làm nhăn, phai màu hay làm hỏng quần áo khi giặt bằng máy. Tất nhiên, nếu đang nghĩ đến việc thay mới máy giặt, chắc chắn bạn sẽ không muốn sử dụng chiếc máy giặt không sạch, vắt không khô và không phù hợp với tất cả các loại bột giặt.

Giặt len và sợi tổng hợp

Một số ký hiệu cho biết mức nhiệt tối đa mà quần áo có thể giặt sạch, trong khi thanh bên dưới đề cập đến việc rũ và quay.
Nếu không có thanh ngang, quần áo có thể quay và giặt sạch như bình thường.
Một thanh cho biết nên giảm tốc độ quay.
Hai thanh có nghĩa là cần giặt quần áo nhẹ nhàng, nhưng có thể quay và giặt bình thường.
Các ký hiệu này còn cho bạn biết là không nên vắt bằng tay. Nếu có đường chéo, nghĩa là không cần phải giặt sạch và có thể cần giặt khô (xem các ký hiệu giặt khô bên dưới).
Ký hiệu đồ len và sợi tổng hợp

Giặt Tay

Nếu biểu tượng có một bàn tay, hãy giặt bằng tay hàng ngày ở 40 ° C hoặc thấp hơn.
Nhiều máy giặt có chương trình giặt tay dành cho các loại vải tinh tế như len nguyên chất hoặc lụa, giặt nhẹ nhàng hơn mức bình thường để quần áo không bị co rúm.
Ký hiệu đồ giặt tay

Bàn Là

Những dấu chấm trên biểu tượng bàn tương ứng với các mức thiết lập nhiệt độ: Nhiều dấu chấm hơn nghĩa là nóng hơn.
Nếu biểu tượng bàn là không có bất cứ dấu chấm nào, quần áo có thể là ở mọi nhiệt độ.
Nếu biểu tượng có hai đường nhô ra từ dưới cùng với 2 đường chéo, có nghĩa là bạn phải là khô và không được là bằng bàn là hơi nước.
Ba chấm là cho vải lanh và cotton, hai chấm là dành cho sợi tổng hợp, một chấm là cho các loại vải tinh tế như len và lụa. Nếu biểu tượng bàn là có 2 đường chéo, nghĩa là không được sử dụng bàn là.
Ký hiệu cho dùng bàn là

Sấy Khô



Việc sấy khô sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn chính xác nhiệt độ.

Một vòng tròn bên trong một hình vuông nghĩa là bạn có thể sấy khô quần áo.

Các chấm cho biết nhiệt độ – một cho nhiệt thấp hơn, hai cho nhiệt cao hơn.
Biểu tượng 2 đường chéo nghĩa là bạn không nên sấy khô.
Một số loại quần áo có kiểu dáng giống nhau nhưng lại có nhãn khác nhau – rất có thể làm từ sợi hoặc hỗn hợp khác nhau. Một số sợi hoặc hỗn hợp co giãn hoặc không đều có thể giặt khô. Tuy nhiên, bạn nên biết các ký hiệu để không làm hỏng quần áo.
Bài viết sẽ giúp bạn chọn được chương trình giặt phù hợp và tận dụng tối đa chiếc máy giặt của mình, giúp giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng và tránh các sự cố như co vải.

Ký hiệu lưu ý khi sấy khô


Giặt Khô


Một số loại quần áo có thể – hoặc phải – được giặt khô.
Một vòng tròn có nghĩa là hàng may mặc phù hợp với giặt khô.
Nếu có chữ “ P” bên trong vòng tròn, có nghĩa là giặt khô bằng phương pháp hóa chất.
Nếu vòng tròn có 2 đường chéo, không được giặt khô.
Các công ty may mặc thường đưa ra lời khuyên giặt tốt nhất. Vì vậy, ngay cả khi bạn cho rằng họ quá cẩn trọng, tốt nhất là làm theo những gì họ chỉ.

Ký hiệu dành cho đồ giặt khô


Chất Tẩy

Một tam giác nghĩa là bạn có thể sử dạng an toàn với nước lạnh, pha loãng chất tẩy.
Nếu tam giác có hai sọc, trừ chất tẩy clo, sử dụng chất tẩy an toàn, giữ được màu quần áo.
Nếu tam giác có 2 đường chéo, không được dùng chất tẩy.


Ký hiệu lưu ý khi tẩy

V. HÓA CHẤT TẨY ĐIỂM TRONG GIẶT KHÔ:

MC-3 là kết quả từ quá trình nỗ lực của công ty Moria trong việc cải tiến và khám phá ra loại dung môi giặt khô công nghệ mới , không gây ra mùi khó chịu cho người dùng, không gây hại , loại bỏ vết bẩn bám trên quần áo một cách dễ dàng.
Được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến, MC-3 khử triệt mùi hôi khi khô và diệt các vi khuẩn gây mùi. San rphaamr thích hợp và mang lại hiệu quả tối ưu trong giặt khô. MC-3 là một bước tiếp nối trong sứ mệnh mang những sản phẩm sáng tạo nhất của công nghệ ngành công nghiệp giặt khô tại Hàn Quốc và nay đã có mặt tại Việt Nam.


Hóa chất tẩy điểm cho đồ giặt khô MC-3


Đặc điểm:


1.Hiệu quả cao gấp 3-4 lần so với các Dung môi giặt khô (Perc) và Hydrocacbon.

2.Hóa chất tẩy vết bẩn trong  giặt khô, sử dụng công thức, thành phần giặt tẩy thân thiện với môi truòng: không tạp chất, không mùi, không dẫn điện,  khử trùng, khử mùi mạnh mẽ.
3.Có tính khử trùng, ngăn ngừa vi khuẩn lên tới 99%, bảo vệ bạn suốt 24h.
4. Duy trì độ bóng và độ mềm của vải như ban đầu  

Sử dụng trong giặt khô:

+Sử dụng tỷ lệ: Đổ trực tiếp vào máy với tỷ lệ 0.5-1.0% dung môi cho lần đầu.
+Với vết bẩn cứng đầu, sử dụng MC-3 để tiền xử lý vết bẩn sau đó cho vào giặt khô.


Quý vị và các bạn cần tư vấn về quy trình giặt là, lựa chọn thiết bị giặt là xin liên hệ:

CÔNG TY MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP THE ONE

Văn phòng phía Bắc: Tầng 8, tòa nhà SacomBank, Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng phía Nam: Số 43 đường Quách Giai, Phượng Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh

Showroom: Lô A2, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tổng kho: Hamatra — Gần Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Mê Linh, Hà Nội

LIÊN HỆ TƯ VẤN BÁN HÀNG :

Hotline: —  0902 195 298  Mr. Mạnh (24/7)


 — Email: duymanh.theonejsc@gmail.com


Đăng nhận xét

0 Nhận xét